Trong dân gian, người ta thường sử dụng cây sài đất để làm bài thuốc trị mụn vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, loại cây này còn có tác dụng cực lớn đó chính là dùng để chữa viêm cơ, sốt xuất huyết, giải độc tiêu viêm và trị viêm tuyến vú. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về cách sử dụng loại cây này với mục đích điều trị bệnh thông qua bài viết sau đây.
Bạn đang xem: Tác dụng của cây sài đất
Cây sài đất là cây gì?
Cây sài đất có tên khoa học là Wedelia chinensis (Osbeck) Merr., Họ Cúc – Asteraceae hay ở nhiều nơi còn gọi là cây Húng trám, Ngổ núi, Cúc nháp, Hoa múc.

Hình ảnh cây sài đất
Đặc điểm của cây sài đất
Sài đất là loại cỏ, thân mọc lan tới đâu rễ mọc tới đấy.Lá gần như không cuống, mọc đối, hình bầu dục thon dài 2 đầu nhọn, có lông nhỏ cứng ở cả hai mặt.Thân cây sài đất có màu xanh, lông trắng, cứng và nhỏ.Cụm hoa hình đầu, cánh hoa màu vàng tươi.Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.Thành phần hóa học: Các nghiên cứu gần đây cho thấy, thành phần có trong 100ml tinh dầu hòa tan cây Sài đất thì có tỷ lệ các hợp chất sau: 29,7% là chất béo, 1,14% caroten, 3,75% phytosterol, 3,75% chlorophylle, 11,2% tinh dầu, còn lại là các loại chất khác như mucin, tanin, lignin…
Bộ phận dùng làm thuốc: Cây tươi hoặc khô.
Cây sài đất mọc ở đâu?
Khu vực phân bố: Cây Sài đất chủ yếu mọc ở các tỉnh phía Bắc nước ta. Giống cây này đặc biệt ưa thích và phát triển mạnh mẽ ở những nơi có khí hậu mát mẻ, ẩm ướt. Những năm gần đây, nhận thấy được những giá trị to lớn về dược tính cũng như giá trị về kinh tế của loại cây này, có rất nhiều địa phương đã tiến hành trồng và hái lượm cây sài đất để phục vụ cho nhu cầu làm thuốc chữa bệnh.
Cách trồng: Cắt thân sài đất thành từng đoạn dài 20 – 30cm, vùi 2/3 xuống đất, sau 15 – 20 ngày cây sẽ mọc tốt.
Xem thêm: Vẽ Chữ 3D Theo Tên
Cách thu hoạch: Khi cây sài đất đạt được thời gian khoảng 30 ngày tuổi thì có thể tiến hành thu hoạch bằng cách cắt phần thân và để lại một đoạn trồi trên mặt đất khoảng 3cm. Tiếp tực tưới nước bón cây sau khoảng thời gian 15 – 30 ngày sau thì chúng ta lại có thể tiếp tục thu hoạch tiếp.
Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào tháng 4 – 5, lúc cây đang ra hoa, cắt sát gốc; tưới nước, bón phân sau 15 ngày lại thu hoạch được.
Phân biệt cây sài đất với các loại cây khác

Phân biệt sài đất với những loại cây khác
Việc nhiều loại cây có hình dáng và kích thước bên ngoài tương đối giống nhau khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Để phân biệt một cách chính xác cây Sài đất với một số cây có hình dáng tương tự chúng ta cần để ý những vấn đề sau:
Cây sài đất giả: Giống cây này có tên khoa học là Lippa Nodiflora, cây có cành gần như hình vuông, nhẵn và phủ một lớp lông mỏng ở trên. Lá của loại cây này có hình bầu dục, phía ngoài rìa lá có các răng cưa. Hoa của loại cây này có màu xanh nhạt
Cây lỗ địa cúc: Loại cây này có tên khoa học là Wedelia Prostrata thuộc họ nhà Cúc. Giống cây này cũng có thân nhẵn phủ một lớp lông bên ngoài, lá cây thì có vẻ ngắn hơn. Hoa của cây có màu vàng nhạt.
Các chuyên gia khuyến cáo, mọi người có nhu cầu thu mua cây sài đất để sử dụng cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm, cấu tạo của cây để từ đó lựa chọn chính xác thành phần thuốc để sử dụng.
Tác dụng của cây sài đất
Theo y học cổ truyền, cây sài đất là một loại cây có vị ngọt, lá có vị chua, tính mát, có tác dụng rất lớn cho việc thanh nhiệt tiêu độc… Sau đây là một vài công dụng chính của cây được sử dụng phổ biến nhất:
Tiêu độc, giải độc gan chữa viêm tấy ngoài da, mụn nhọt, xơ gan, bắp chuối, sưng vú, rôm sảy, chốc đầu, đau mắt.Chữa cảm sốt, uống phòng biến chứng bệnh sởiDùng khô: ngày dùng 50g, sắc với 500ml nước, lấy 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.