Khoai sọ là một loại củ không còn mấy xa lạ với đại đa số người dân Việt Nam. Món khoai này không chỉ có nhiều dinh dưỡng mà còn có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, phù hợp với mọi khẩu vị của mọi lứa tuổi. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loại khoai sọ đặc biệt này nhé.
Bạn đang xem: Khoai sọ và khoai môn
1. Khoai sọ là gì?
Khoai sọ là một loại củ thuộc họ Ráy (họ Môn). Loại cây cho củ này thường được trồng nhiều ở các nước cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới ẩm như Thái Lan, Ấn Độ,… bao gồm cả Việt Nam.
Trong khi đó, khoai sọ ở Việt Nam không chỉ có một mà gồm rất nhiều giống khoai khác nhau, chẳng hạn như: khoai sọ núi, khoai sọ nghệ, khoai sọ dọc trắng, khoai sọ dọc tía, khoai sọ tím,… Một trong số đó, phổ biến nhất chính là giống khoai sọ dọc trắng mà chúng ta vẫn thường hay sử dụng.
Khoai sọ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe khi bản thân nó giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, chứa nhiều chất chống oxy hóa.

Đặc biệt, ăn khoai sọ một cách hợp lý còn giúp bạn giảm cân, do thành phần dinh dưỡng chính chủ yếu là nước, tinh bột nên khi ăn bạn có cảm giác nhanh no, no lâu, từ đó ăn khoai sọ giảm cân là nhờ vào việc bạn đã hạn chế được lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Ngoài ra, khoai sọ còn thường được sử dụng làm món ăn cho trẻ nhỏ. Chế biến khoai sọ cho bé ăn dặm bằng cách nghiền nhuyễn khoai, kết hợp cùng với các món cháo sẽ giúp trẻ hấp thu tốt hơn.
Xem thêm: Son Black Rouge Cm06 Là Màu Gì, Son Kem Lì Black Rouge Creamy Matt Rouge Cm06
2. Khoai sọ có phải là khoai môn không?
Bởi vì có vẻ ngoài khá giống nhau mà rất nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn khoai môn và khoai sọ. Vậy đâu là sự khác nhau giữa khoai sọ và khoai môn?
Thực chất, hai loại khoai này đều có chung nguồn gốc từ loài Colocasia esculenta. Chúng đều là những loại cây ăn củ, củ lại gồm hai loại là củ cái và củ con. Mặc dù có những điểm chung như vậy, chúng vẫn có một số điểm khác nhau như sau:
Khoai môn có củ thường là củ cái, to và nặng tầm 1.5-2kg, đồng thời cho rất ít củ con. Lớp vỏ khoai môn có màu nâu, chia thành các đường vân ngang và láng, nhẵn hơn khoai sọ. Phần ruột của khoai môn có màu trắng đến vàng hoặc tím nhạt.

Ngược lại, khoai sọ cho nhiều củ con hơn, trọng lượng mỗi củ cũng bé hơn. Mỗi củ chỉ to nhất cỡ một nắm tay. Lớp vỏ phía ngoài thường đậm hơn khoai môn, có lông dài, nhám hơn. Phần thịt bên trong có màu trắng.
Mặc dù khác nhau như vậy nhưng nói chung, nhiều địa phương vẫn thường gọi tên hai loại khoai này là một bởi công dụng của chúng cũng gần như tương tự nhau. Khoai sọ và khoai môn thường được dùng để nấu canh xương, hầm nước lẩu hay om vịt, rất ngon và ngọt nước.